
Mua phôi nấm bào ngư ở đâu TP. HCM
Mua phôi nấm bào ngư ở TP. Hồ Chí Minh là một điều mà được rất nhiều người yêu thích trồng trọt, nhất là trồng nấm thu hoạch tươi quan tâm và yêu thích. Để tìm được một nơi mua phôi nấm về trồng ở thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) uy tín, phôi nấm chất lượng là một điều không hề dễ.
Nấm là loại thực vật có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng và phục vụ trong nhiều bữa ăn gia đình của người Việt. Không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng, mà còn nhiều loại nấm còn có khả năng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh, cũng như giúp ích trong việc ăn chay hay đang theo chế độ ăn kiêng…
Mua phôi nấm bào ngư uy tín ở đâu ?
Bạn có thể chọn mua phôi nấm bào ngư uy tín ở TP. Hồ Chí Minh tại các trang trại trồng nấm, xưởng nấm, hợp tác xã nấm hay các cửa hàng bán lẻ phôi nấm, nấm tươi uy tín lâu năm. Đây cũng là địa chỉ quen thuộc và uy tín mà bạn có thể tìm đến để mua phôi nấm bào ngư, hay các loại nấm khác như phôi nấm hoàng kim, hồng ngọc, phôi nấm hoàng đế, phôi nấm linh chi về trồng. Hãy tìm hiểu khu vực bạn sinh sống hoặc gần đó có trang trại trồng nấm nào không, xưởng nấm hay hợp tác xã nấm nào lớn không?
Cách lựa chọn phôi nấm tốt như thế nào ?
Mua được bịch phôi nấm giống tốt, tỉ lệ lên nhiều, cho năng suất cao là yếu tố quan trọng quyết định đến việc trồng nấm tại nhà. Hiện có rất nhiều các loại bịch giống nấm như nấm bào ngư (sò) trắng, bào ngư (sò) xám, linh chi đỏ, hoàng kim và nấm mèo, nấm rơm… Phôi nấm làm từ nguyên liệu hữu cơ như mùn cưa, cám gạo, cám mì…

Phôi nấm quyết định rất nhiều đến chất lượng và số lượng nấm trong mùa vụ trồng nấm. Để cho phôi nấm bào ngư phát triển và cho năng suất cao đòi hỏi điều kiện chăm sóc nấm phải được cung cấp nước, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, gió… đầy đủ và chi tiết. Có như vậy thì phôi nấm mới cho ra vụ mùa thu hoạch chất lượng và tốt nhất được.
Phôi nấm có bị mốc xanh khi trồng không ?
Nấm mốc trắng, nấm mốc xanh, nấm mốc đen là những bệnh hại thường gặp trong trồng nấm. Nấm mốc trắng hay còn gọi nấm mốc trứng cá thường nhiễm từ trên miệng túi xuống đấy bịch, chúng lây lan qua không khí từ bịch này sang bịch khác.

Khi phát hiện bịch phôi nấm bị nấm mốc xanh thì không chữa được nữa, do vậy ta cần lọc ngay các bịch phôi bị bệnh (mốc xanh) ra nơi đặt chung với các phôi chưa bị bệnh khác. Sau đó chuyển các bịch phôi nấm còn tốt khác sang khu vực mới đã được khử trùng. Rồi tiến hành khử trùng khu vực mà bịch bị nấm mốc xanh.
Cách phòng bệnh nấm mốc xanh hiệu quả
Khu vực đặt phôi nấm phải che kín gió, kín nắng, ánh sáng lọt đều từ các phía. Khu vực đặt phôi nấm phải được khử trùng hoặc phải rửa sạch sẽ nền xung quanh trước khi đưa bịch phôi nấm vào. Cách khử trùng nhà trồng nấm: Xịt phun sương bằng LƯU HUỲNH đối với diện tích nhỏ và kín hoặc dùng FORMALIN 0,5% để phun, nếu có thể thì chúng ta để cho khu vực đã được vệ sinh khô thoáng sạch sẽ trong vòng 1-2 ngày, sau các ngày tiếp theo thì mới đưa bịch phôi nấm vào khu vực đặt phôi nấm.

Hướng dẫn trồng phôi nấm bào ngư đúng cách
Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp nhiều chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời là dược liệu quý giá trong việc duy trì, bảo vệ sức khỏe phòng chống nhiều bệnh kể cả ung thư, ung bướu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm và nên tưới bằng bình phun sương hay vòi phun thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm. Bình quân 2 lần/ngày, nếu khô thì từ 3 – 4lần/ngày.
Xem thêm: Hướng dẫn trồng phôi nấm bào ngư dễ dàng
Sao cho độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85-90%. Nhiệt độ thích hợp 25-32oC, nhiệt độ tối ưu 27-28oC. Ánh sáng khuếch tán (có thể đọc sách được) đây là điều kiện thích hợp nhất để tạo quả thể nấm phát triển.
Thời vụ nuôi trồng nấm bào ngư
Nấm bào ngư xám có biên độ rất rộng về nhiệt độ và ẩm độ vì vậy đối với thời tiết ở miền Nam nước ta sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa không cao nên đều trồng được, nhưng thời vụ thích hợp nhất là vào mùa mưa, vì lúc này độ ẩm không khí tương đối cao sẽ tiết kiệm được công tưới.
Kỹ thuật chăm sóc nấm bào ngư
Sau khi đem phôi về 7 ngày, tháo bỏ giấy báo mục đích là giúp nấm ra trên cổ và tạo được kích thước cũng như hình dạng của tai nấm đồng đều hơn.
Khi nấm ra, ở giai đoạn này rất dễ ảnh hưởng do các điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, nhà trồng phải đáp ứng các điều kiện như sau: giữ ẩm tốt ở 70 – 85%, nhiệt độ là 28-36 0C, thoáng và sạch sẽ.
4-5 ngày đầu không tưới sau khi xếp bịch vào khu vực trồng nấm, nhưng sau 4-5 ngày (kể từ lúc tháo báo hoặc nắp) thì nấm xuất hiện quả thể (tơ trắng) trên cổ túi. Khi đó, nấm rất cần nước, vì vậy vừa phun sương vừa tạo ẩm môi trường xung quanh (nước nền 2-3 lần trong ngày). Từ lúc ra đinh ghim đến lúc thu hái là 4 ngày (khi mũ nấm từ màu xám sang trắng xám).
Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm và nên tưới phun sương thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm. Bình quân 3 lần/ngày, nếu khô thì từ 4 – 6 lần/ngày.

Lưu ý: Cách tưới nước hiệu quả cho nấm bào ngư:
– Nước có Độ PH là 6.5 – 7.5 là tốt nhất.
– Không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm. Tùy theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần (khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Lưu ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm mà làm hư hỏng nó và biến dạng tai nấm.
– Tưới nước dạng phun sương, lượng nước ít (phun sương hạt mịn) nhưng kéo dài thời gian tưới sao cho nhìn bề mặt mũ nấm có lớp nước đọng lại.
– Trung bình ngày tưới 3-6 lần.
– Trong thời gian này nấm rất cần độ ẩm: Nếu thiếu nước, nấm sẽ cằn cỗi, ăn rất dai. Nếu tưới nhiều nước, nấm sẽ có màu vàng.
Cách bảo quản và chế biến sau thu hoạch nấm bào ngư
Sự biến đổi của nấm bào ngư sau thu hoạch:
– Mất nước: nấm thường chứa nhiều nước (85-95%) và lượng nước cần thiết này mất rất nhanh do hô hấp và bốc hơi.
– Sự hóa nâu: do ở nấm có men (enzym) polyphenoloxidaz xúc tác phản ứng oxid hoá hợp chất phenolic không màu của nấm thành quinon tạo màu đỏ đến nâu đỏ. Tuy nhiên quá trình này diễn ra rất chậm, khi nấm hoá nâu sẽ làm giảm giá trị thương phẩm.
Bảo quản nấm bào ngư sau thu hái
Lưu ý: Muốn bảo quản nấm tốt nhất nên thu hái sau khi tưới nước ít nhất là 3 giờ, để tai nấm khô ráo không bị ướt.
Hái nấm xong thì dùng dao cắt sạch phần chân nấm (không còn màu vàng), cho vào túi buộc kín miện túi. Nếu muốn bảo quản lâu phải cho túi nấm vào phòng mát hạ nhiệt độ xuống 16 – 18 0C.
Phơi hoặc sấy khô: dùng tay xé nhỏ nấm theo chiều dọc. Phơi nấm dưới ánh nắng 1 ngày, đem sấy ở nhiệt độ 40 – 45 0C trong vài giờ đầu, khi nấm đã se khô nâng nhiệt độ lên tối đa 50 – 55 0C. Cho vào túi nilong kín để bảo quản.
Mua phôi nấm tại Nông Trại Nấm Sạch địa chỉ ở TP. HCM

Nông trại nấm là một cửa hàng trực tuyến chuyên cung cấp các sản phẩm nấm tươi, phôi nấm, chà bông nấm, bột nấm tại TP. Hồ Chí Minh. Ra đời từ năm 2017, đã cung cấp cho hơn 1000 khách hàng các sản phẩm nấm tươi sạch vì sức khỏe, bữa ăn chất lượng hơn trong gia đình Việt Nam.
Tư vấn trực tiếp: m.me/nongtrainamsach
Hotline/Zalo: 091 556 78 41
Website: https://nongtrainam.com
You must be logged in to post a comment.